in lụa là in gì
quy trình in lụa in có 2 loại:
1) máy in lụa tự động hoặc bán tự động.
2) in kéo lụa thủ công.
-dụng cụ, công cụ in bao gồm : dao gạt mực, keo chụp bảng lụa, khung lụa
-vải bảng in lụa làm bằng chất liệu polyester, khung lụa có thể làm bằng nhôm hay gỗ tùy điều kiện người thợ in muốn dùng.
mực in lụa bao gồm 2 loại:
A- mực nước in lụa trên vải trên quần áo
B- mực dầu cho in lụa trên giấy, in lụa trên nhựa, vải phụ liệu may mặc, in lụa logo, in lụa trên gỗ
in lụa hệ mực nước in trên vải:
in trên các chất liệu vải quần áo , in trên giấy, gỗ và các bề mặt có thể thấm hút mực dễ,
– ưu điểm không độc hại.
– nhược điểm: lâu khô, tốn thời gian phải qua sấy khô và nhiều công đoạn xử lí
in lụa hệ mực dầu:
có thể in lụa số lượng ít trên các loại chất liệu: nhãn mác vải quần áo cho phụ kiện may mặc, tem nhãn decal, kim loại, nhựa, gỗ, giấy, vải trên những bề mặt không thấm có độ bám cao có thể qua dàn sấy hoặc không cần qua công đoạn sấy.
– Nhược điểm độc hại
– Ưu điểm: mau khô, tự động khô hoặc có thể sấy thêm cho nhanh khô, ít công đoạn hơn khi in mực nước
in kéo lụa thủ công:
– in thủ công dùng tay và dao gạt mực in xuống khung lụa, loại hình in thủ công nhẽ nhàng linh động có thể di chuyển mọi nơi, chúng ta chỉ cần dụng cụ in và bàn in là có thể di chuyển đi bât cứ đâu.
– chỉ dùng sức không sử dụng đến máy móc và điện nên in kéo lụa tay rất linh hoạt, nhưng mặt hạn chế là cho ra sản lượng ít hơn khi sử dụng máy
máy in lụa :
tốc độ in tương đối đều và nhanh, hạn chế được nhân công, tuy nhiên không linh động và khó di chuyển hơn in tay, chỉ in được 1 số sản phẩm chứ không in đa dạng nhiều sản phẩm như in lụa thủ công. chi phí vận hành máy cao hơn chi phí thủ công.
Đối với máy : trên thị trường rất nhiều loại máy khác nhau để sử dụng in trên từng sản phẩm. nếu bạn cần in vải thì chọn máy in vải, in ly hay in giấy thì chọn máy in theo chủng loại nhà sản xuất bán theo công năng mà mình cần in thì mua, tránh tình trạng mua máy về không sử dụng được đắp chiếu bán lại thì lỗ.